Quy trình mạ vàng điện thoại

Trong những năm gần đây, xu hướng trang trí độ mạ vàng điện thoại và các sản phẩm làm đẹp cao cấp không chỉ giới hạn ở các nước phát triển và ưa chuộng như: Trung Đông, thế giới các nước Ả Rập, các giới thượng lưu khắp nơi trên thế giới mà xu hướng cũng được phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam nhờ các thương hiệu lớn đã chuyển giao và đi vào sản xuất, cho ra các sản phẩm cao cấp ngay trong nước.

Goldentree xin chia sẻ đến quý khách quy trình mạ vàng điện thoại.

1. Tháo máy điện thoại

Hầu hết không riêng các kỹ sư, thợ sửa điện thoại tại Việt Nam mà trên thế giới đều đánh giá thấp và không cẩn trọng ở bước này. Tất cả các đường cáp, miếng đệm, long đen, băng dính, keo tản nhiệt đều có kích thước rất nhỏ bé nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc giữ ổn định hoạt động cho máy, giúp các chức năng của các bộ phận được thực hiện chính xác. Dễ nhìn thấy ngay 1 chiếc máy điện thoại được tháo linh kiện ra rồi lắp lại: Vết keo chống nước không còn, tất cả con ốc không cùng xiết chặt ở 1 cữ xảy ra vênh chi tiết, các nắp đậy main bị bẻ cong, mất hết các miếng cách điện, cáp bị bẻ quăn khi tách keo, keo tản nhiệt theo máy không còn…

Đặc biệt những máy đã tháo lắp ra nhiều lần thì khả năng máy hoạt động không ổn định là điều chắc chắn. Hơn thế nữa, mỗi năm đều có hàng chục loại máy điện thoại mới ra với thiết kế rất khác biệt nhau cả về hình thức và cách bố trí, lắp ráp. Từ đó có thể thấy tháo 1 điện thoại không hề dễ và chuyện người thợ mắc phải sai lầm có thể lên tới hơn 90%. Hậu quả là các máy sau khi đi bảo hành, sửa chữa, thay thế phụ kiện thường cho chất lượng kém hơn so với máy cũ cùng thời gian sử dụng. Karalux rất biết rõ điều này, chúng tôi mong muốn lưu giữ chất lượng máy của quý khách như lưu giữ uy tín của  mình. Tại Karalux, chúng tôi có đội ngũ thợ chuyên tháo lắp với quy định nghiêm ngặt mở máy theo sơ đồ, dùng dụng cụ chuyên dụng đúng kỹ thuật cho dù thao tác đơn giản nhất, lưu giữ nguyên trạng tất cả chi tiết nhỏ nhất, tất cả thao tác phải thực hiện bằng máy đem lại kết quả chính xác như nhà sản xuất.

Các dòng điện thoại có cấu tạo càng phức tạp, quy trình tháo càng đòi hỏi tỷ mẩn như các dòng điện thoại iPhone X, Vertu, Samsung S9, … Tuy nhiên có một số dòng điện thoại rẻ tiền tháo lắp rất đơn giản và hoàn toàn không rủi ro ảnh hưởng đến chức năng máy như Nokia 515, Nokia 230.

2. Xử lý bề mặt

Đây là bước rất quan trọng quyết định đến chất lượng bề mặt mạ vàng sau này. Nếu không xử lý đúng cách, đảm bảo chất lượng, bề mặt mạ vàng có thể gặp các rủi ro: rộp ngay khi mạ, bị các chấm li ti, mau bị nổ rộp khi sử dụng do lớp bám chân mạ kém.

Kiểm tra bề mặt.

Mỗi vật liệu cần mạ sẽ phải có quy trình mạ rất khác nhau. Với sự phát triển của khoa học cũng như ngành luyện kim, nhân loại đã tạo ra rất nhiều các hợp kim cùng sự đa dạng về đặc tính lý hóa học. Chính vì vậy các quy trình mạ ngày nay đã có sự phát triển cũng như phức tạp hơn rất nhiều so với trước kia, và việc xác định đúng vật liệu là rất quan trọng. Ví dụ với kim loại nhôm, một công ty lớn như Apple cũng gặp sai lầm với Iphone 6 năm 2014 khi nó quá dễ bị bẻ cong vì chỉ suy tính dùng vật liệu nhôm với ưu điểm nhẹ áp dụng lên điện thoại. Sau đó, các thế hệ tiếp theo dùng các loại hợp kim nhôm thế hệ 6000 series và 7000 series để pha trộn ngoài nhôm ra còn có thêm các kim loại tăng cường độ cứng. Cũng vì nguyên nhân đó, nếu áp dụng mạ nhôm đơn thuần thì không cho kết quả khả thi thậm chí phả hủy ngay vật liệu hợp kim nhôm. Ngoài ra, trên các điện thoại ngày nay được cấu thành rất nhiều chi tiết với các vật liệu đa dạng hoàn toàn khác nhau. Có thể trên 1 chiếc điện thoại sẽ cần phải áp dụng 3-5 phương pháp mạ các chi tiết khác nhau.

Để kiểm tra bề mặt tốt nhất, bên cạnh việc cập nhật thông tin từ nhà sản xuất, Karalux luôn sử dụng máy chuyên dụng để phân tích và xác định vật liệu. Điều này đúng đắn tuyệt đối khi chúng tôi luôn nhận các điện thoại mới ra mắt vài giờ đồng hồ, hay các sản phẩm lần đầu có mặt tại Việt Nam, các siêu xe, đồ vật quý… Đối với các xưởng mạ nhỏ, chỉ nên mạ với những sản phẩm quen thuộc, biết chính xác nó là vật liệu gì để xác định đúng quy trình mạ cho phù hợp, không để xảy ra những trường hợp đáng tiếc hủy hoại sản phẩm của khách hàng

Phá lớp bảo vệ

Các chi tiết điện thoại hoàn toàn khác với các sản phẩm ở dạng phôi chưa hoàn thiện nên quy trình mạ bắt buộc phải bổ sung khâu kiểm tra và phá lớp bảo vệ. Có rất nhiều kỹ thuật viên không thể thực hiện mạ sản phẩm điện thoại bởi khâu phá lớp bảo vệ là rào cản lớn nhất. Trên thế giới, kỹ thuật tạo lớp bảo vệ sản phẩm chính là thương hiệu của một công ty khẳng định sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường. Ở chiều ngược lại, phá những lớp bảo vệ đó để được mạ vàng chi tiết sản phẩm thật sự là thách thức của kỹ thuật viên. Có một số kỹ thuật cần có: phá anode bề mặt nhôm, phá keo điện, phá bề mặt bảo vệ bằng lớp kim loại lưỡng tính, phá kim loại và kim loại quý bảo vệ trên bề mặt sản phẩm… Đối với các sản phẩm có bề mặt bảo vệ có màu sắc khác lạ, Karalux khuyến cáo kỹ thuật viên phải kiểm tra tỷ lệ nguyên tử bằng máy phổ kế huỳnh quang trước khi dùng các loại dung dịch hóa học phá hủy bề mặt chi tiết cần mạ.

Đánh bóng

Kỹ thuật đánh bóng bề mặt chi tiết điện thoại được thừa hưởng từ kỹ thuật làm nguội trang sức kim hoàn. Nhưng bên nữ trang cần bề mặt chi tiết bóng là đạt yêu cầu, còn khi đánh bóng chi tiết điện thoại, người thợ cần lưu ý thêm việc đánh bóng và phải giữ được hình khối, kết cấu của sản phẩm. Khâu đánh bóng các chi tiết sản phẩm cần máy móc chuyên biệt và kỹ thuật tay nghề người thợ rất cao. Một số kỹ thuật viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc đánh bóng dẫn tới chất lượng mạ bề mặt sản phẩm không cao, xuất hiện nhiều lỗ nhỏ li ti, độ bóng ghồ ghề. Đây cũng bước quan trọng và là thước đo chất lượng bề mặt mạ đối với các sản phẩm có trên thị trường.

Gia công bề mặt mạ

Những dòng sản phẩm điện thoại cao cấp thường có độ chuẩn xác vật lý rất cao. Các dòng Vertu, Mobiado, Goldvish, Tag heuer… nổi tiếng với các chi tiết được phay tiện với độ chính xác rất cao như những chiếc đồng hồ Thụy sĩ. Các dòng smartphone cao cấp hiện nay như Iphone, Samsung, Sony luôn được gia công và có các ron cao su rất chuẩn xác, có thể kháng bụi và kháng nước theo tiêu chuẩn IP68 của IETC (Ủy ban kỹ thuật điện tử quốc tế). Trong khi việc độ hay mạ điện thoại lại làm bề mặt dày lên hàng chục micron sẽ dẫn đến các thông số kỹ thuật trên máy không còn tồn tại, mất đi chức năng hay sự tinh tế của sản phẩm. Đội ngũ nhân sự của Karalux luôn thực hiện khâu gia công bề mặt ở mức độ cẩn trọng nhất bởi khi đã mạ xong sản phẩm, khó có thể mài giũa chỉnh sửa (sẽ đứt chân mạ). Ngoài ra, có thể áp dụng kỹ thuật mạ siêu tốc để vừa đảm bảo màu sắc của sản phẩm độ nhưng vẫn tôn trọng tuyệt đối các thông số kỹ thuật của máy đi kèm.

Tẩy rửa

Theo kinh nghiệm từ Karalux, hầu hết các kỹ thuật viên mạ đều áp dụng quy trình tẩy dầu cho các sản phẩm mạ điện thoại như các sản phẩm bình thường khác. Điều này đúng nhưng thật sự là thiếu xót lớn. Vì trên các sản phẩm điện thoại ngoài các chất dầu mỡ, còn có các loại keo có lớp phủ PVC (polyVinylChloride), PE(PolyEthylenne), PP, PET… hay các loại dầu mỡ có gốc Polyme hay phổ biến là silicon. Đối với những loại này hoàn toàn thất bại khi chúng ta sử dụng tẩy dầu điện hóa, dẫn tới kết quả mạ sản phẩm bị lỗ trỗ, không đồng đều, hỏng bề mặt. Karalux khuyến nghị việc phát hiện các loại hợp chất khó tẩy rửa phải dùng dung môi đúng loại để dễ dàng có được bề mặt mạ sạch nhất trước khi vào các khâu tiếp theo.

Nhạy hóa và hoạt hóa

Sau khi đã có được một phôi chi tiết sản phẩm với hình thức như nhà máy sản xuất, chúng ta sẽ tiến hành khâu nhạy hóa và hoạt hóa sản phẩm. Nhạy hóa và hoạt hóa bề mặt sản phẩm là quá trình tạo ra bề mặt dẫn điện cũng như tạo độ kết nối với lớp kim loại mạ bám lên bề mặt. Chất lượng sản phẩm và quy trình đúng đắn bắt nguồn từ khâu này. Với mỗi kim loại khác nhau sẽ có những dung dịch hóa hoạt hoạt hóa khác nhau. Quy trình hoạt hóa không đúng quy cách không những làm hỏng sản phẩm mà có thể hư hại dung dịch mạ ở các bể mạ khác.

3. Mạ

Mạ lót

Để tạo độ kết nối chắc chắn giữ bề mặt chi tiết điện thoại và lớp mạ mới, chúng ta tiến hành mạ lớp lót đầu tiên. Vai trò của lớp lót còn tạo độ bao phủ các khe kẽ và lỗ li ti giúp cho bề mặt mạ của điện thoại được cải thiện rất nhiều. Mạ vàng điện thoại thông thường có mạ lót là niken hoặc đồng lót (đồng đỏ) tùy thuộc vào kim loại nền của chi tiết điện thoại. Đối với các chi tiết điện thoại có độ chính xác cao thì nên duy trì mạ lót khoảng 10-20 phút khác với mạ lót các vật thể trưng bày có thể mạ lót lên tới 2-4h.

Mạ bán bóng

Đối với quy trình mạ điện thoại có thể làm kỹ hơn để lớp mạ bám chắc hơn bằng quy trình mạ bán bóng. Lớp mạ này là sự gắn kết chắc chắn giữa lớp mạ bóng và lớp mạ lót. Xin lưu ý lớp mạ lót có thể là lớp mạ tạo ra độ dẫn điện đồng đều trên bề mặt chi tiết điện thoại, và khâu mạ bán bóng có thể mạ tăng cường 10-15 phút để tạo ra lớp mạ chắc chắn và đảm bảo độ dày giúp cho lớp mạ điện thoại được chắc chắn, đảm bảo độ bền theo thời gian.

Mạ bóng

Mạ bóng là khâu cơ bản và quan trọng bậc nhất của mạ điện thoại, bởi lớp mạ vàng điện thoại có đẹp hay không phụ thuộc hoàn toàn vào lớp nền mạ bóng. Mạ bóng rẻ nhất mà các xưởng áp dụng là mạ niken bóng, ngoài ra có các kim loại đắt tiền hơn rất nhiều làm nền mạ bóng cũng rất tốt là Rodium hay palladium. Nếu được mạ nền là các kim loại quý này thì lớp bảo vệ cho nền mạ điện thoại sẽ bền mãi với thời gian.

Mạ vàng

Đây là hệ mạ chủ chốt và đáng giá nhất trong quy trình mạ vàng điện thoại. Hệ mạ vàng điện thoại có hàng chục hàng trăm hệ khác nhau phụ thuộc vào bí quyết của mỗi hãng xưởng mạ. Nếu chỉ mạ vàng thông thường 24k thì khá đơn giản, đây là cách mạ vàng truyền thống từ trước có thể dùng hỗn hợp dung dịch cường thủy hay cường toan: kết hợp axit HCl và HNO3 để hòa tan vàng vào nước là có thể mạ được vàng 24k bám lên bề mặt. Nhược điểm vàng 24k là rất mềm và màu hơi chói, đặc biệt độ bền không cao chủ yếu áp dụng cho mạ trang trí đồ vật.

Công nghệ mạ vàng rất thiên biến vạn hóa và đặc biệt ở các hệ vàng cho ra các hệ màu rất phong phú dựa thêm việc bổ sung các kim loại màu mà vẫn đảm bảo độ cứng, chịu mài mòn theo thời gian. Đối với điện thoại là vật thường xuyên cọ sát và va chạm, các thương hiệu lớn luôn có những màu vàng đặc trưng: có thể vẫn giữ được màu vàng 24k nhưng tuổi vàng chỉ khoảng 22k và độ cứng của vàng tuyệt hảo đảm bảo tuổi thọ lớp mạ vàng bóng đẹp lâu dài. Dựa vào công nghệ đặc biệt đó, có thể mạ vàng màu sáng như vàng ý, độ cứng như những kim loại thông thường. Mạ vàng điện thoại có thể dùng hai phương pháp chủ yếu là mạ bể và mạ di. Đối với các hãng mạ quy mô thì có thể dùng bể mạ lớn vài trăm lít đảm bảo mạ số lượng lớn sản phẩm và lâu dài mà không biến đổi màu sắc, chất lượng bề mặt. Trong khi đó, đối với các cơ sở nhỏ có thể dùng mạ vàng di: ưu điểm là nhẹ nhàng, nhỏ gọn, không đầu tư nhiều. Trong đó nhược điểm là khó mạ được khe kẽ, màu trên bề mặt rộng không đồng đều. Mỗi hệ vàng mạ điện thoại có những ưu điểm khác nhau và đó là thước đo đánh giá công nghệ áp dụng đối với các thương hiệu lớn trên thế giới.

Rửa và Sấy khô

Quy trình rửa và sấy khô cũng ít được đánh giá cao đối với các kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm vì từ quá trình hoạt hóa tới khâu mạ vàng đều nhúng trong dung dịch và nước. Chính vì vậy mà bản thân lớp mạ từ trong ra ngoài vẫn có những phân tử nước, hóa chất trong dung dịch còn đọng lại và cần thiết phải rửa qua nước cất với nhiệt độ để nước bốc hơi hoàn toàn. Lưu ý quan trọng là trong quá trình rửa bề mặt vàng phải qua nước cất (nước tinh khiết dùng trong y tế) bởi nước cứng khi khô sẽ để lại vết ố oxit kim loại hay H2CO3 rất khó tẩy hết và ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ sản phẩm hoàn thiện.

4. Sơn bảo vệ

Karalux hiện sử dụng công nghệ mạ vàng siêu cứng đảm bảo độ cứng lớp mạ chống việc mòn vàng do ma sát. Tuy nhiên, tùy các dòng điện thoại khác nhau và yêu cầu của khách hàng mà Karalux có khuyến cáo nên hoặc không nên sử dụng sơn bảo vệ để tăng độ bền lớp mạ.

Sơn phủ nano

Sơn phủ nano cũng là một trong các bí quyết trong mạ vàng điện thoại. Sơn phủ nano là việc sử dụng các hạt sơn nano nhỏ phủ kín trên bề mặt vàng. Ưu điểm của sơn nano là rất cứng và có lớp mỏng mà mắt thường khó phát hiện được

Sơn phủ bóng.

Các hãng mạ điện thoại thông thường dùng lớp sơn phủ bóng ngoài cùng cho bề mặt điện thoại mạ vàng. Lớp sơn này sẽ cho bề mặt bóng đẹp đồng thời có độ cứng bảo vệ lớp mạ. Trong trường hợp điện thoại rơi xuống mặt cứng, lớp bóng có thể bị trầy tại nơi tiếp xúc mà lớp mạ vàng vẫn bóng như ban đầu. Lưu ý quan trọng của quy trình sơn bóng là phải phun sơn trong phòng có điều kiện chống bụi bẩn tuyệt đối, tránh các hạt bụi li ti bám vào bề mặt điện thoại và làm hỏng toàn bộ quá trình mạ vàng.

5. Lắp máy hoàn thiện

Khâu lắp máy hoàn thiện cũng quan trọng như khâu mở máy. Yêu cầu đặt ra đối với kỹ thuật viên phải lắp lại toàn bộ chi tiết với các điều kiện như nhà máy sản xuất: máy bắt ốc tạo độ chặt chuẩn và đồng đều. Sử dụng các miếng dán hay keo đạt tiêu chuẩn của hãng. Tất cả các keo kỹ thuật tản nhiệt hay chống nước cần phải đảm bảo tuyệt đối giữ cho chiếc máy điện thoại đạt được các thông số gần như ban đầu. Đối với các vị trí tiếp xúc hay băng keo cách điện, yêu cầu kỹ thuật viên tuân thủ tuyệt đối thiết kế như ban đầu.

Ngoài ra, kỹ thuật viên cần lưu ý khi tháo lắp phải hết sức cẩn thận bề mặt mạ vàng bị cọ sát bởi các đầu nhọn như to vít, kìm, đinh, mà cần kê đệm sạch sẽ tránh keo, vết bẩn… Goldentree luôn yêu cầu rất cao đối với khâu hoàn thiện cuối cùng này để đảm bảo khâu mạ vàng hoàn chỉnh và giữ cho chiếc máy cao cấp hoạt động ổn định như ban đầu.

Nếu bạn là người đang tìm hiểu cách mạ điện thoại như thế nào, Goldentree hy vọng sau bài viết này, bạn có thể có thể giải đáp được những khúc mắc bạn chưa hiểu khi mạ bị lỗi. Nếu bạn đơn thuần là người muốn tìm một địa chỉ tin cậy để mạ điện thoại, bạn có thể tham khảo bảng giá mạ vàng điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin phía dưới để được tư vấn.

Bài viết liên quan